Áo mưa luôn là người bạn đồng hành tốt với miền khí hậu nhiệt đới ở đất nước ta, gọi là vật bất ly thân cũng chẳng sai tí nào. Thậm chí có nhiều loại áo mưa còn được thiết kế để mặc khi không có trời mưa (che nắng, bụi hay mặc cho đẹp), bấy nhiêu thôi cũng đã cho thấy sự thông dụng của chiếc áo tuyệt vời này.

Tuy nhiên cách đây 1 thế kỉ trước người Việt chúng ta lại chưa từng biết đến áo mưa, không cao su tráng nhựa hay PVC chống thấm gì cả, bù lại họ đã sáng tạo ra chiếc áo mưa truyền thống che mưa che nắng hiệu quả gọi là áo mưa tơi. Cho đến ngày nay thì áo mưa tơi như là 1 chiếc áo đặc thù của truyền thống Việt Nam.

 

Chiếc áo mưa gắn liền với việt nam xưa

Tìm hiểu về chiếc áo mưa truyền thống

 

Trích theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Áo tơi là loại áo khoác được cấu tạo bởi nhiều lớp lá đan xen và cố định bằng chỉ khâu, áo dài đến bắp chân, tay áo cộc, dây buộc ở vị trí cổ. Áo tơi khi mặc rất thoải mái, dễ chuyển động khi cày cấy, lao động đồng áng. Áo tơi được dùng chủ yếu để che mưa, nắng, gió, là sản phẩm phổ biến ở những làng quê Việt Nam vào giữa thế kỉ XX.

Áo tơi che mưa rất hiệu quả, bảo vệ cơ thể vào cả những ngày nắng nóng. Khi đi đồng, áo tơi truyền thống sẽ bảo vệ phần lưng của họ khi phải khòm lưng xuống cày cấy. Ngoài công dụng là chiếc áo mặc, áo tơi còn là 1 tấm thảm di động hoàn hảo. Khi xong công việc, bạn có thể trải chiếc áo ra để nằm nghỉ hoặc làm thảm lót mâm cơm, có thể dùng để đốt lửa nấu trà nếu cần thiết.

 

Chất liệu làm nên áo mưa tơi truyền thống

Lá cọ họ cau chính là loại lá dùng để làm nên áo tơi mà Bình Tiến đã nhắc ở phần trên, đây là loại lá có tự nhiên và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Nếu bạn đã từng thấy những ngôi nhà lợp ngói bằng lá ở quê mình thì sẽ tưởng tượng ra chiếc áo mưa truyền thống này ngay. Áo tơi có nhiều lớp lá cọ được xếp chồng lên nhau tạo thành 1 lớp chắc chắn, dây rút trên cổ thì dùng chất liệu mây. Lá làm áo sẽ được hơ lửa và phơi sương phơi nắng để tạo độ dẻo tốt mới được đem ra tiêu dùng. Mây sẽ được người ta chẻ ra tạo thành sợi dây

putty

, để dễ may họ sẽ ngâm nước chừng 120 phút. Lá cọ thì được đặt trên bàn cố định (gọi là bàn chằm), kẹp lại bằng nẹp gỗ cuối cùng và dùng kim để xâu lại.

 

Áo mưa tơi: 1 phần văn hóa của người Việt Nam

Áo mưa tơi truyền thống gắn liền với đời sống người nông dân

Với bề dày lịch sử gian truân của đất nước ta thì chiếc áo mưa tơi truyền thống này đã là công cụ gắn liền với đời sống cơ cực của người nông dân mộc mạc ở làng quê. Chúng đã cùng họ trải qua và chứng kiến biết bao sự kiện và bảo vệ họ trong biết bao nhiêu năm ấy, là chiếc áo không thể vững chắc hơn đồng hành với người dân nghèo.

Ngày nay thì áo mưa bộ tơi đã là 1 nền văn hóa của người dân Việt, nó luôn là niềm tự hào của dân tộc, là nét đẹp lao động, nét đẹp về văn hóa 1 thời kháng chiến. Áo tơi thi thoảng vẫn xuất hiện ở nhiều ngôi làng quê khi tổ chức đám, áo mưa tơi truyền thống vẫn được mọi người nhớ đến và yêu quý như những ngày đầu, thậm chí còn được đưa nhiều vào văn thơ và ca dao.

 

Nghệ thuật lấy cảm hứng từ chiếc áo mưa tơi

 

Ca dao về áo tơi:

Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi

Áo tơi hiện hữu trong từng dòng thơ:

Lạ chân lối nhỏ đường chiều
vàng cây lá đỏ mộng xiêu bên trời
Bụi mưa thấm chiếc áo tơi
lạnh hồn anh đã rã rời theo thu

Áo tơi

Nắng quê nào có khác xưa
thuở còn mò ốc bắt cua trưa hè
nắng như lửa xối bốn bề
thoa bùn kín mặt còn nghe nóng bừng.

Nắng quê giờ vẫn cháy lưng
người quê giờ vẫn bạn cùng áo tơi
đan chằm bằng lá rừng thôi
bao đời dân đã chống trời hiên ngang
nắng mưa có áo tơi quàng
che người che cả mùa màng lúa khoai…

Ai cười thì cứ mặc ai
áo tơi giờ vẫn quàng vai ra đồng
gái quê ta vẫn má hồng
người quê ta vẫn mặn nồng tình quê!
đi xa ai cũng muốn về
câu ca xứ sở tơi che mượt mà…

Bước từ trong bóng tơi ra
bao người con của quê ta rỡ ràng!

Chiếc áo mưa truyền thống đặc trưng của người dân Việt Nam

[listmenu menu="seo"]

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo